• dau-title
  • Bài viết nghiên cứu, trao đổi
  • cuoi-title

Vận dụng kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 vào giảng dạy bài 7 Phần IV chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong

Thứ ba - 30/03/2021 14:09

    Là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn. Dân số toàn tỉnh tính đến thời điểm 01/4/2019 là 530.341 người, trong đó: Tày 216.577 người, chiếm tỷ lệ 40,83%; Nùng 158.114 người, chiếm tỷ lệ 29,81%; Mông 61.759 người, chiếm tỷ lệ 11,65%; Dao 54.947 người, chiếm tỷ lệ 10,36%; Kinh 27.170 người, chiếm tỷ lệ 5,12%; Sán Chỉ 7.908 người, chiếm tỷ lệ 1,49%; Lô Lô 2.861 người, chiếm tỷ lệ 0,54%; dân tộc khác 1.005 người, chiếm tỷ lệ 0,2%. Trong số các dân tộc sinh sống ở Cao Bằng có 4 dân tộc sống tập chung chủ yếu ở vùng núi cao là Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ; các dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Kinh thì sống tập trung ở ven các triền sông, các thung lũng thuộc triền núi thấp.
    Do trình độ phát triển không đồng đều nên loại hình kinh tế của các dân tộc có sự khác nhau nhất định. Dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao tương đối phát triển, biết trồng lúa từ lâu đời, gieo trồng lúa nương ở trên đồi, cải tạo ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Dân tộc Lô Lô, Sán Chỉ chủ yếu là canh tác nương rẫy dựa vào thiên nhiên và theo phương thức chặt, đốt, chọc, trỉa. Các dân tộc có những tâm lý truyền thống đặc thù, đặc biệt là trong sản xuất. Các dân tộc phân bố ở ven sông, triền núi thấp thì chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ruộng đồng tương đối bằng phẳng, sản phẩm làm ra là lúa, ngô, gà vịt, lợn, trâu bò...;  các dân tộc phân bố ở vùng cao thì canh tác chủ yếu trên các nương rẫy, ruộng cũng có nhưng rất ít, sản phẩm trên nương rẫy là các loại cây lương thực và thực phẩm thiết yếu hàng ngày.   
     Vì vậy, trong quá trình giảng dạy Bài 7 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo thuộc Phần IV Chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính giảng viên cần phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 với một số nội dung sau:
     Thứ nhất, giảng viên cần chủ động, nghiên cứu các văn bản của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về chính sách dân tộc đặc thù phù hợp với tình hình địa phương như Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/10/2011 về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 60-CT/TU, ngày 27/5/2010 về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình số 08-CTr/TU, ngày 29/4/2016 Tái cơ cấu Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết số 04/2018 sửa đổi bổ sung nghị quyết 09/2017 về hỗ trợ trực tiếp cho 12 dân tộc rất ít người ở 194 thôn, bản thuộc 93 xã ở 37 huyện của 12 tỉnh trong đó Cao Bằng có 11 xóm của dân tộc Lô Lô thuộc 4 xã (Đức Hạnh, Kim Cúc, Hồng Trị, Cô Ba của 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm… Qua hoạt động này, giảng viên sẽ nắm chắc những nội dung cơ bản, khái quát các chính sách dân tộc đặc thù của tỉnh để kịp thời truyền tải đúng tới học viên.
     Thứ hai, giảng viên lựa chọn nội dung kết quả đạt được về thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 để đưa vào bài giảng một cách hợp lý.
      Để khai thác có hiệu quả đòi hỏi giảng viên phải bám sát các nội dung trong bài mà giáo trình đã cung cấp để đưa những kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 vào phân tích sao cho phù hợp; tránh việc đưa tràn lan mà không có nhận định, đánh giá. Trong quá trình trích dẫn cần kết hợp với phân tích, giải thích và lấy ví dụ chứng minh…
      Như kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2015 -2020 về đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí là 1.095.729 triệu đồng xây 1.362 công trình, trong đó công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh được 711 công trình; Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất được 54 công trình; Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được 64 công trình; Công trình trường, lớp học đạt chuẩn được 111 công trình; Công trình phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân được 123 công trình; Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ được 282 công trình; Trạm y tế 08 công trình ...; Về đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng trong giai đoạn 2016-2019, đã mở được 136 lớp, 05 cuộc tham quan, học tập với 12.643 lượt học viên, trong đó có 7.818 lượt người là cán bộ, công chức cấp xã; 4.825 lượt người là đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng. Năm 2020 tổ chức được 44 lớp tập huấn trên 04 nghìn lượt học viên tham gia và 02 đợt trao đổi, học tập kinh nghiệm.
    Về thực hiện chính sách cấp báo, tạp chí cho vùng DTTS  và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh đã thực hiện cấp phát được 63.045.558 tờ, báo tạp chí các loại đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn tỉnh.
    Về thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025. Tỉnh đã tổ chức tập huấn triển khai cho Ban chỉ đạo cấp huyện, xã được 15 cuộc, với trên 900 lượt người tham gia; tuyên truyền, tư vấn tại các xóm được 68 cuộc, với trên 2.600 lượt người nghe; tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Tuyền hình, Báo địa phương được 46 chuyên đề; phối hợp với công tác tập huấn người có uy tín và các nhiệm vụ khác được 669 cuộc với 33.424 lượt người tham gia; cung cấp sổ tay tuyên truyền cho thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, xã, tổ tư vấn tại các xóm được 365 cuốn; 13 bộ ti vi, đầu đĩa tuyên truyền cho 12 xóm, 01 trường học và 46 đầu đĩa CD cho xã Bình Lãng, huyện Thông Nông; cung cấp 04 cụm Pa nô, trong đó 03 cụm tại trung tâm huyện, xã Bình Lãng, huyện Thông Nông và 01 cụm tại trung tâm huyện Bảo Lâm...., từ đó đã có tác động tích cực nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS.
    Khi phân tích, giảng viên cần nhận định đánh giá về những khó khăn, hạn chế khi thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm; chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Tập quán canh tác truyền thống theo hướng tự cung, tự cấp vẫn còn phổ biến trong người dân; các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu; do văn bản hướng dẫn của các bộ ngành chưa đồng nhất nên việc tổ chức, triển khai thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn hiệu quả chưa cao…
    Thứ ba, có thể vận dụng kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 xây dựng đề thi mở và đáp án cho Bài 7 Phần IV Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính để đánh giá mức độ nhận thức của học viên về những vấn đề thực tiễn của tỉnh. 
    Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần chú trọng sử dụng kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 trong việc xây dựng các đề thi tự luận theo hướng mở. Học viên tự liên hệ kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 gắn nội dung bài giảng với thực tiễn ở địa phương, đơn vị nơi công tác. Qua đó giúp học viên có cách nhìn nghiêm túc, đánh giá đúng thực trạng và có giải pháp cụ thể góp phần thực hiện tốt các chính sách dân tộc tại địa phương của mình.
    Như vậy, để vận dụng kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 vào giảng dạy Bài 7 Phần IV Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, giảng viên cần tích cực tham gia nghiên cứu các nội dung để đưa vào giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học viên. Qua đó học viên nhận thức đúng tình hình thực tiễn hiện nay ở địa phương cơ sở; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nhà trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao kiến thực tiễn cho giảng viên./.
                                                                            ThS. Đinh Thị Thúy Hường
                                                                              Phó trưởng khoa Lý luận cơ sở

 
         
 
 
 
 

Những tin cũ hơn

Những tin mới hơn

 
circle-japan

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Hòa Chung, Thành Phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 026.3852.864 - 026.3759.488 -  Email: truongcthoangdinhgiong@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: (Bà) Trịnh Thị Ánh Hoa , Hiệu trưởng.
Ghi rõ nguồn (www.truongchinhtri.caobang.gov.vn) khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.