• dau-title
  • Bài viết nghiên cứu, trao đổi
  • cuoi-title

Già hóa dân số ở Việt Nam và việc phát huy thế mạnh của người cao tuổi

Thứ ba - 19/01/2016 08:33


 
 
 Hiện nay, vấn đề “già hóa dân số” đang diễn ra rất nhanh hầu hết ở các quốc gia trên thế giới với mức độ khác nhau và nhanh nhất là ở các nước đang phát triển, Việt Nam là một trong những nước điển hình. Già hóa dân số là xu hướng tất yếu khi kinh tế, xã hội ngày một phát triển, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. Nhưng cùng với xu hướng này, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy phức tạp, những thách thức lớn đối với vấn đề già hóa dân số. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore... đã phải tìm kiếm các biện pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này. Ở Việt Nam, vấn đề già hóa dân số mới chỉ thực sự được quan tâm trong những năm gần đây. Quan niệm về già hóa dân số chia theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn “Già hóa dân số” (Aging population): Khi tỷ lệ người 60tuổi chiếm từ 10% đến dưới 20% tổng dân số hoặc khi dân số 6­5+ ­chiếm từ 7% đến dưới 14% tổng số dân.

- Giai đoạn “Dân số già” (Aged population): Khi tỷ lệ người 60tuổi chiếm từ 20% đến dưới 30% tổng dân số hoặc khi dân số 6­5+ ­chiếm từ 14% đến dưới 21% tổng số dân.

- Giai đoạn “Dân số siêu già” (Super aged population): Khi tỷ lệ người 60tuổi chiếm từ 30% hoặc khi dân số 6­5+ ­chiếm từ 21% tổng số dân.

  Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh chóng, theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc: “Tỷ lệ dân số già Việt Nam tăng từ 7,5% năm 2005, năm 2010 là 9,4% đến năm 2050 lên tới 26% và dự báo năm 2017 tỷ lệ người già sẽ là 10% nhưng năm 2011 tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên 7%”[1]. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số sớm hơn 6 năm so với dự báo.
 Nước ta bước vào giai đoạn già hóa dân số sớm hơn dự báo là vì tuổi thọ người dân tăng nhanh: “Năm 2012 (73 tuổi), trong khi thế giới (70 tuổi), Đông Nam Á (71 tuổi)”[2], làm tăng số lượng người cao tuổi (NCT), nếu như năm 1989  khoảng 6 trẻ em có 1 người già thì đến năm 2012 khoảng 2,3 trẻ em có 1 người già, tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm một cách nhanh chóng, cùng với việc làm tốt công tác giảm sinh. So với các nước khác tốc độ từ “già hóa” chuyển sang “già” của Việt Nam nhanh nhất thế giới. Bởi “các nước khác chuyển từ giai đoạn già hóa sang già như Nhật Bản khoảng 26 năm, Thụy Điển mất tới 85 năm, Úc mất 73 năm thì Việt Nam chỉ khoảng 18 năm”[3]. Đây là khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Đó là nguyên nhân làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, đặc biệt là người cao tuổi.
Theo số liệu thống kê “Năm 2011, có hơn 4,5 triệu (52,7%) người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế; 30% người cao tuổi được chính quyền địa phương tham tham khảo ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách của địa phương; 10% người cao tuổi tham gia công tác thôn/ấp/tổ dân phố, tổ hòa giải, tổ an ninh nhân; 86% người cao tuổi tham gia các tổ chức xã hội…80% người cao tuổi già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số”[4].
Thực tế cho thấy vai trò của người cao tuổi là hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như theo Thông báo số 305- TB/TW ngày 03 tháng 02 năm 2010 của Ban Bí thư về thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW, ngày 27-9-1995 của Ban Bí thư Trung ương (khoá VII) về chăm sóc người cao tuổi và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc người cao tuổi, đánh giá tổ chức Hội Người cao tuổi Việt Nam ngày càng phát triển, tập hợp đông đảo người cao tuổi trong cả nước vào sinh hoạt, đóng góp thiết thực vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, được các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân tin cậy, đánh giá cao. Bởi đây là kho báu về kinh nghiệm, họ tham gia vào truyền thụ văn hóa, tri thức, là tấm gương chăm lo giáo dục cho các thế hệ. Do đó, cần phát huy lợi thế của người cao tuổi như: khả năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc của người cao tuổi; phát huy vai trò người cao tuổi tiêu biểu, uy tín trong gia đình để xây dựng gia đình văn hóa, đoàn kết giữa các thế hệ cộng đồng, đặc biệt là vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng dân tộc thiểu số.
Để có thể phát huy thế mạnh của Người cao tuổi trong đời sống kinh tế - xã hội cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác người cao tuổi.
- Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội người cao tuổi làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi; phong trào “ông bà, cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo”;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến những kinh nghiệm hay, những điển hình tiên tiến để nhân rộng và nâng cao chất lượng phong trào thi đua; vận động người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội góp phần xây dựng quê hương, đất nước./.
 

 

Hứa thị Thoa

Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


[1] TCTK, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999,2009; Điều tra biến động DS-KHHGD 1/4/2012.
[2] UNDP,  Báo cáo phát triển con người 2011.
[3] Điều tra quốc gia người cao tuổi Việt Nam 2011.
[4] Thông tin Dân số - KHHGĐ Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


[1] TCTK, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999,2009; Điều tra biến động DS-KHHGD 1/4/2012.
[2] UNDP,  Báo cáo phát triển con người 2011.
[3] Điều tra quốc gia người cao tuổi Việt Nam 2011.
[4] Thông tin Dân số - KHHGĐ Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng.
 
 
 
 
 
 
 
 


[1] TCTK, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999,2009; Điều tra biến động DS-KHHGD 1/4/2012.
[2] UNDP,  Báo cáo phát triển con người 2011.
[3] Điều tra quốc gia người cao tuổi Việt Nam 2011.
[4] Thông tin Dân số - KHHGĐ Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng.

Những tin cũ hơn

Những tin mới hơn

 
circle-japan

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Hòa Chung, Thành Phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 026.3852.864 - 026.3759.488 -  Email: truongcthoangdinhgiong@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: (Bà) Trịnh Thị Ánh Hoa , Hiệu trưởng.
Ghi rõ nguồn (www.truongchinhtri.caobang.gov.vn) khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.