• dau-title
  • Bài viết nghiên cứu, trao đổi
  • cuoi-title

Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với công tác dân vận trong tình hình mới

Thứ ba - 24/10/2023 16:56

     Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”[1]. Nhận thức rõ vai trò của quần chúng nhân dân và thấm nhuần lời dạy của Bác, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định, công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Nhằm vận động, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng.
     Quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, đơn vị và sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang, toàn thể nhân dân trong tỉnh đã tiến hành công tác dân vận một cách đồng bộ, toàn diện, thực chất, có chiều sâu, phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quả thiết thực, vững chắc, tạo động lực to lớn và có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Với phương châm hướng mạnh về cơ sở, cùng nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Bộ Chính trị (Khoá XI); 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư (khoá XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác dân vận có nhiều chuyển biến tích cực; công tác dân vận chính quyền ngày càng đổi mới theo hướng gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được đẩy mạnh. Công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đi vào nền nếp. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh, nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành phong trào chung của cả hệ thống chính trị và được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng 7%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 4%/năm; đời sống người dân khu vực nông thôn được cải thiện, diện mạo nông thôn được đổi mới. Toàn tỉnh vận động nhân dân ủng hộ Quỹ “Xây dựng nông thôn mới” 34,9 tỷ đồng, hỗ trợ 27 xã mua trang thiết bị văn hoá, di rời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng; vận động nhân dân hiến gần 91 ha đất, trên 881 nghìn ngày công lao động, hàng nghìn tấn vật liệu xây dựng… để xây dựng nông thôn mới. Những kết quả đạt được trong công tác dân vận đã phát huy dân chủ, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
     Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW và Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 26/8/2013 thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” ở một số ít địa phương, đơn vị hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện Quy chế công tác dân vận ở một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc, còn hình thức, có việc, có nơi còn tình trạng phó mặc công tác vận động quần chúng cho Dân vận, MTTQ và các tổ chức đoàn thể. Hiệu quả công tác dân vận tham gia trong quy hoạch, xây dựng và thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đối với công tác dân vận nói chung và thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW nói riêng chưa thường xuyên. Ở một số xóm, xã vùng sâu, vùng xa, tập trung đồng bào dân tộc thiểu số ít người, trình độ dân trí không đồng đều, việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW gặp nhiều khó khăn. Khối dân vận cơ sở chưa kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ sở; tham mưu cho cấp ủy về công tác vận động quần chúng, về nắm tình hình nhân dân.
Để khắc phục những hạn chế trên và tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, trong những năm tới các cấp uỷ, chính quyền trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số  25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW với những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
     Một là, tiếp tục quán triệt nội dung Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43- KL/TW, Chương trình hành động số 38-CT/TU của Tỉnh uỷ và chủ trương của Đảng về công tác dân vận, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, từng cán bộ cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân đối với công tác dân vận.
     Hai là, hệ thống chính trị các cấp chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; dự án đầu tư hỗ trợ về phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới; Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; đấy mạnh công tác giảm nghèo, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trong Nhân dân. Tăng cưòng đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị theo hướng hiệu quả, thiết thực. Công tác dân vận chính quyền phải gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính ừị của địa phương, đon vị, với thực hiện các chương trình, dự án phát triển KTXH trên địa bàn, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
      Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ ở các cấp, các ngành; đảm bảo việc triến khai thực hiện nghị quyết nghiêm túc, thống nhất và thường xuyên.
     Bốn là, hệ thống dân vận các cấp phối hợp với các địa phương, đơn vị trong công tác tuyên truyền, triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết; chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, kết luận. Tham mưu cho cấp ủy xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phối họp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
     Năm là, tiếp tục đổi mói nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động mọi nguồn lực trong xã hội thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết Đại hội của Đảng các cấp đã đề ra.
     Công tác dân vận của Đảng nói chung, công tác dân vận của các cấp uỷ, chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đòi hỏi toàn Đảng bộ cần tiếp tục nêu cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, trước hết là của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và Nhân dân trong việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện, với những nội dung, mô hình, cách làm sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền địa phương với nhân dân ở cơ sở. Xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

 ThS. Triệu Văn Lượng
Giảng viên Phòng quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học


 



[1] Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 234.
 

Những tin cũ hơn

Những tin mới hơn

 
circle-japan

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Hòa Chung, Thành Phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 026.3852.864 - 026.3759.488 -  Email: truongcthoangdinhgiong@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: (Bà) Trịnh Thị Ánh Hoa , Hiệu trưởng.
Ghi rõ nguồn (www.truongchinhtri.caobang.gov.vn) khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.