• dau-title
  • Bài viết nghiên cứu, trao đổi
  • cuoi-title

Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong

Chủ nhật - 31/03/2019 10:09

    Giảng viên lý luận chính trị không những là đảng viên mà còn là người trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo đảng viên, là cán bộ của Đảng và Nhà nước. Giảng viên là người trực tiếp truyền đạt kiến thức khoa học lý luận chính trị và hướng dẫn học viên cách thức vận dụng lý luận đó để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Do đó, việc đi nghiên cứu thực tế, gắn lý luận với thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giảng viên.
    Căn cứ  Quyết định  1855/ QĐ-HVCTQ  ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tại Chương II về tiêu chuẩn nhiệm vụ của giảng viên (Điều 6) cụ thể như sau:

Stt Phân loại Số ngày nghiên
cứu thực tế
1 Giảng viên tập sự 10 ngày/năm
2 Giảng viên và hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế 15 ngày/năm
3 Giảng viên chính và hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế 15 ngày/năm
4 Giảng viên  cao cấp và hướng dẫn học viên nghiên cứu thực tế 7 ngày/năm
         
      Thực hiện Quy chế quản lý đào tạo của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong thời gian vừa qua Ban Giám hiệu và đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nói chung và khoa Nhà nước và Pháp luật nói riêng đã quan tâm, tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên đi thực tế tại cơ sở. Khoa Nhà nước và Pháp luật với biên chế của khoa hiện nay là 7 giảng viên trong đó có 3 giảng viên khiêm nghiệm tại các phòng trong trường. Trong những năm gần đây, giảng viên của khoa đều chủ động xây dựng kế hoạch đi thực tế của cá nhân (cá nhân đăng ký nội dung) và khoa xây dựng lịch tập thể để lãnh đạo Nhà trường và Khoa xem xét và quyết định. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh thực tế mỗi cá nhân có thể sắp xếp thời gian hợp lý để thực hiện nhiệm vụ khoa học của mình, trong quá trình đó có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Tập thể cùng tham gia chuyến đi thực tế, cá nhân tự chủ động, kết hợp dẫn đoàn học viên đi thực tế tại cơ sở, chủ nhiệm lớp đi thực tế với lớp…
     Nội dung khoa Nhà nước và Pháp luật lựa chọn nghiên cứu đi thực tế như: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác tư pháp, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện dân chủ tại cơ sở, thực hiện pháp luật tại địa phương, buôn bán người, sử dụng lao động trái phép, công tác giải quyết khiếu nại - tố cáo …Việc đi nghiên cứu thực tế cơ sở trở thành hoạt động và nhiệm vụ của mỗi giảng viên, tuy số lượng những chuyến đi thực trong năm chưa nhiều nhưng sau những chuyến đi đó giảng viên hiểu rõ hơn những vấn đề lý luận khi vận dụng vào thực tiễn, những vấn đề bất cập hiện nay còn tồn tại, giúp cho mỗi giảng viên tìm hiểu, khảo sát, điều tra, phân tích, tổng hợp gắn lý luận với đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương, để từ đó, hiểu về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của xã, phường, thị trấn, các huyện, tỉnh, thành phố trong và ngoài tỉnh, kỹ năng xử lý tình huống của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, công tác triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào những vấn đề tại cơ sở. Nghiên cứu như vậy giúp cho giảng viên trong khoa nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, kỹ năng xử lý trên thực tế. Đây là nguồn tư liệu quý giúp bài giảng của giảng viên thêm sinh động và mang tính thuyết phục đối với người nghe, khắc phục được tình trạng “lý luận suông”. Từ kiến thức được tích lũy sẽ được giảng viên vận dụng trong bài giảng, từng bước khắc phục tình trạng chỉ tập trung lý luận mà xa rời với thực tế, tạo cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn nhất là đội ngũ giảng viên trẻ còn hạn chế về kiến thức cả lý luận và thực tế.
     Ngoài những mặt đã đạt được trong nghiên cứu thực tế, giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như:
    Một là, một số ít giảng viên chưa có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thực tế; chưa thực sự chủ động đăng ký nội dung và lên kế hoạch nghiên cứu thực tế trong năm, việc đi thực tế còn mang tính hình thức “đi gọi là có”, nội dung chưa đa đạng, chưa cụ thể, chung chung, nội dung không phù hợp với những vấn đề cần tìm hiểu của khoa…
    Hai là, một số giảng viên hiện nay vẫn còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung nghiên cứu thực tế, chưa xác định được nội dung vấn đề tại cơ sở.
    Ba là, đi thực tế những chưa gắn được vào bài giảng; vẫn còn tồn tại chưa có báo cáo chuyên đề sau khi đi thực tế, chưa chú trọng đến phân tích, đánh giá của khoa về những vấn đề cần giải quyết sau khi đi thực tế.
    Bốn là, giảng viên trẻ còn khó khăn trong việc lựa chọn và liên hệ cơ sở đi nghiên cứu thực tế.
    Năm là, hoạt động đi thực tế chủ yếu là 1 ngày /1 năm (lượt đi nghiên cứu thực tế theo quy định - 15 ngày/năm), chưa đánh giá được vấn đề nghiên cứu phân tích chất lượng và hiệu quả của chuyến đi thực tế.
    Sáu là, do chưa có chế tài bắt buộc nên hiệu quả hoạt động của nghiên cứu thực tế là không cao.
    Nguyên nhân của hạn chế là do trong 03 năm vừa qua (2016 - 2018) số lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và các hệ đào tạo mở với số lượng lớn tại trường và các huyện trong tỉnh (Thứ bảy và Chủ nhật). Do đó công tác giảng dạy chiếm khối lượng thời gian lớn, giảng viên chưa bố trí thời gian đi thực tế, ngoài ra do ảnh hưởng bởi đội ngũ giảng viên là nữ trẻ chiếm tỷ lệ khá cao, đang thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ... nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề đi nghiên cứu thức tế cơ sở.
    Để đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, Nhà trường sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giờ giảng của giảng viên cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên càng được chú trọng. Để kế hoạch đi nghiên cứu thực tế cơ sở của Ban Giám hiệu Nhà trường và khoa Nhà nước và Pháp luật đạt kết quả cao, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ của Nhà trường, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
    Thứ nhất, nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên trong khoa về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu thực tế, vận dụng vấn đề đó vào bài giảng, kỹ năng xử lý tình huống…Nhận thức được ý nghĩa đó giảng viên sẽ tích cực chủ động lên kế hoạch đi thực tế cả về nội dung và địa điểm, chuyên đề của cá nhân.
    Thứ hai, xây dựng kế hoạch đi nghiên cứu thực tế hàng năm, giảng viên cần chủ động bám sát kế hoạch chung của Nhà trường để chủ động lựa chọn thời gian đi thực tế cho phù hợp, tránh tình trạng khoa lên kế hoạch nhưng bận công việc chung của Nhà trường không tham gia được.
    Ba là, trong quá trình trao đổi tại cơ sở giảng viên cần chú ý lắng nghe cán bộ cơ sở trình bày, mạnh dạn trao đổi và có sự phản biện đối với vấn đề được đề cập để làm rõ các vấn đề đó; có ghi chép đầy đủ các thông tin, thời gian, địa điểm để viết báo cáo thu hoạch cho đầy đủ, chuẩn xác và minh họa cho bài giảng thêm phong phú.
    Bốn là, đa dạng hình thức nghiên cứu thực tế, khoa lên nội dung cho các lớp, ngoài ra tập thể khoa đi thực tế, cá nhân tự túc chủ động… làm sao trong năm có sự kết hợp giữa giảng viên có thâm niên và giảng viên trẻ, tạo mối liên hệ gắn bó, hòa hợp.
    Năm là, cần có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các khoa, phòng ngay từ xây dựng kế hoạch, tránh tình trạng chống chéo kế hoạch giảng dạy, tránh đi nhiều đoàn tại cùng một địa phương.
    Sáu là, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các các khoa giảng dạy cần tăng cường sự phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế theo quy định.
    Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động đi nghiên cứu thực tế của giảng viên để đánh giá cho toàn diện (cả về số lượng và chất lượng). Từ đó giảng viên sẽ chủ động, tự giác, tích cực hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thực tế…
    Tám là, nội dung nghiên cứu thực tế của giảng viên cần bám sát nội dung bài giảng của khoa đảm nhiệm như: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lãnh đạo tại cơ sở; công tác giám sát của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; chất lượng đại biểu; công tác tư pháp - hộ tịch; công tác khiếu nại - tố cáo tại cơ sở; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật….
    Hoạt động nghiên cứu thực tế có ý nghĩa và vai trò quan trọng một phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của khoa Nhà nước và Pháp luật nói riêng và đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nói chung. Do đó mỗi giảng viên cần chủ động hơn nữa đối với hoạt động nghiên cứu thực tế của cá nhân; thông qua đó sẽ giúp giảng viên trưởng thành hơn, tự tin hơn đối với bài giảng, gắn lý luận với thực tiễn làm cho bài giảng ngày càng sinh động, không nhàm chán, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường trong thời gian tới./.
                                                                       ThS. Hoàng Ngọc Mai
                                                             Giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật


Những tin cũ hơn

Những tin mới hơn

 
circle-japan

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Hòa Chung, Thành Phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 026.3852.864 - 026.3759.488 -  Email: truongcthoangdinhgiong@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: (Bà) Trịnh Thị Ánh Hoa , Hiệu trưởng.
Ghi rõ nguồn (www.truongchinhtri.caobang.gov.vn) khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.