• dau-title
  • Bài viết nghiên cứu, trao đổi
  • cuoi-title

Một số giải pháp nâng cao chất lượng thảo luận trong giảng dạy lý luận chính trị tại trường chính trị Hoàng Đình Giong

Thứ bảy - 30/09/2017 16:25

    Thảo luận là hình thức tổ chức cho học viên trao đổi, tranh luận các vấn đề học tập, để tự rút ra được các kết luận theo yêu cầu bài học. Trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, thảo luận  trên lớp là một nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua các buổi thảo luận, học viên sẽ vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được vào giải quyết công việc cụ thể tại địa phương, vì học viên là những người hoạt động trực tiếp ở cơ sở, có kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm việc ở địa phương.
     Những năm gần đây, trong việc giảng dạy theo chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, việc hướng dẫn  thảo luận trên lớp của giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong có những đổi mới như: chuẩn bị nội dung thảo luận phù hợp với nội dung của bài giảng, đưa ra được các vấn đề thảo luận gắn với thực tiễn, giảng viên hướng dẫn làm chủ được các vấn đề,  trên cơ sở đó giúp học viên thảo luận sôi nổi….đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị tại Trường.
     Tuy nhiên, một số buổi thảo luận còn có những hạn chế như: cách đặt câu hỏi của giảng viên chưa mang tính gợi mở đối với học viên, không gắn với thực tiễn, không khí buổi thảo luận trầm lắng, neo chốt các kiến thức của bài giảng cho học viên, buổi thảo luận thiếu trọng tâm, dàn trải, chưa kiểm tra giáo án thảo luận của giảng viên khi lên lớp.
      Do vậy, để có buổi thảo luận giảng dạy lý luận chính trị tại trường chính trị Hoàng Đình Giong có chất lượng. Tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
     Một là, giảng viên cần chuẩn bị giáo án thảo luận theo Quyết định số 2417/QĐ-HVCTQG, ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quy định.
     Hai là, giảng viên tiến hành thảo luận cần nắm rõ đối tượng người học để có lựa chọn phương pháp phù hợp, vì học viên có một trình độ, nhận thức khác nhau.
     Ba là, giảng viên cần hướng dẫn học viên đọc tài liệu trước mỗi buổi thảo luận, định hướng nội dung thảo luận để học viên chủ động nghiên cứu,  tìm hiểu đưa ra các vấn đề cần giải quyết trong buổi thảo luận.
     Bốn là, giảng viên thiết kế bài giảng một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo phần thảo luận bám sát nội dung chương trình; phải đầu tư thời gian, chuẩn bị câu hỏi thảo luận có tính mở rộng, tính thời sự, liên hệ thực tiễn với công việc của học viên đang công tác. Như vậy mới tạo điều kiện cho giờ thảo luận sôi nổi, thu hút và phát huy được tính chủ động của học viên.
    Năm là, trong giờ thảo luận, giảng viên cần linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đưa ra vấn đề thảo luận phù hợp gắn với nội dung bài giảng để học viên cùng trao đổi. Điều này thể hiện ở việc neo chốt vấn đề, giúp học viên nắm được những kiến thức lý luận của bài giảng và vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công việc.
    Sáu là, trong giờ thảo luận giảng viên cần tạo không khí vui tươi, thoải mái và dân chủ, không gò ép, khuyến khích học viên chủ động nêu ý kiến. Những nội dung học viên phát biểu mà chưa đúng, chưa đầy đủ thì mời học viên khác bổ sung, không chê bai ý kiến của học viên.
    Bảy là, Nhà trường cần kiểm tra giáo án thảo luận trước khi lên lớp và tổ chức dự giờ các buổi thảo luận của giảng viên trên lớp. Sau đó các giảng viên sẽ cùng đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm để thực hiện các buổi thảo luận có hiệu quả hơn.
    Để nâng cao chất lượng trong giảng dạy lý luận chính trị của Trường Chính trị Hoàng Đình Giong, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả giảng viên và học viên thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều lĩnh vực như: thao giảng, dự giờ, thảo luận, kiểm tra giáo án, đánh giá giảng viên và học viên...Trong đó, hoạt động thảo luận là một trong những hoạt động chuyên môn giữ vai trò quan trọng cùng với các hoạt động khác tạo nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nói chung của các chương trình học góp phần tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường./.
                                           ThS. Đoàn Thị Vân Thúy
                    Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

Những tin cũ hơn

Những tin mới hơn

 
circle-japan

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Phường Hòa Chung, Thành Phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 026.3852.864 - 026.3759.488 -  Email: truongcthoangdinhgiong@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: (Bà) Trịnh Thị Ánh Hoa , Hiệu trưởng.
Ghi rõ nguồn (www.truongchinhtri.caobang.gov.vn) khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.